Trong giai đoạn chuyển dạ đầu tiên của quá trình sinh con, sau khi kỳ chuyển dạ ban đầu kết thúc, sản phụ sẽ bước vào kỳ thứ 2 với những cơn co thắt mạnh và dồn dập hơn.
Kỳ co thắt mạnh này sẽ kéo dài trong bao lâu?
Đối với những phụ nữ sinh con lần đầu, giai đoạn lâm bồn thực sự sẽ kéo dài từ bốn đến tám giờ. Một số khác sẽ lâu hơn hay ngắn hơn một giờ.
Giai đoạn chuyển dạ này có xu hướng diễn ra nhanh chóng hơn nếu bạn đã từng sinh thường hoặc được tiêm hay truyền thuốc dục sinh oxytocin, chuyên môn gọi là Pitocin. Nếu bạn sử dụng phương pháp “đẻ không đau” bằng cách gây tê ngoài màng cứng hoặc thai lớn, giai đoạn này có xu hướng kéo dài hơn.
Tin liên quan về dinh dưỡng cho bà bầu:
/chuan-bi-mang-thai
/mang-thai/dinh-duong-mang-thai
Kỳ cuối của giai đoạn chuyển dạ với những cơn co thắt mạnh
Trong kỳ thứ hai của giai đoạn chuyển dạ đầu tiên, quá trình sinh nở của bạn đã bắt đầu diễn tiến. Các cơn co thắt chuyển dạ ngày càng đau, dồn dập, lâu hơn và mạnh mẽ hơn. Lúc này bạn sẽ không còn đủ sức để theo dõi những cơn co thắt. Cổ tử cung của bạn đang giãn nở nhanh hơn cho đến khi nó giãn ra hoàn toàn khoảng 10cm.
Vào cuối giai đoạn này, em bé có thể bắt đầu di chuyển xuống phía dưới. Tuy nhiên, bé có thể đã đi xuống trước đó hoặc chưa chịu xuống cho đến khi bạn chuyển qua giai đoạn tiếp theo.
Theo quy luật chung, một khi đã có những cơn co thắt đau đớn cứ 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 60 giây dồn dập trong suốt 1 tiếng, đây là lúc bạn cần gọi điện cho bác sĩ của mình và chuẩn bị nhập viện. Một số trường hợp, người nhà có thể khuyên bạn nhập viện sớm hơn để được chăm sóc tốt hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, các cơn co thắt chuyển dạ trở nên thường xuyên hơn và cuối cùng diễn ra mỗi hai phút rưỡi đến ba phút. Cũng sẽ có một số thai phụ không có những cơn co thắt liên tục mỗi năm phút, ngay cả trong quá trình chuyển giao giai đoạn.
Mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua kỳ co thắt mạnh
Hầu hết phụ nữ lựa chọn thuốc giảm đau chẳng hạn như phương pháp sinh không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng.
Hiện nay, trong sinh nở tự nhiên, người ta thường sử dụng các kỹ thuật thư giãn và kiểm soát cơn đau, chẳng hạn như tập thở và liên tưởng, để giúp bạn thoải mái trong quá trình sinh nở vì có thể bạn chưa có ý định dùng thuốc giảm đau.
Một người đỡ sinh giỏi sẽ phối hợp với bạn rất hiệu quả trong suốt quá trình lâm bồn bằng những chỉ dẫn đúng, tận tình và những lời động viên nhẹ nhàng. Bạn sẽ đánh giá rất cao điều đó.
Lúc này, đi bộ có thể sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Cũng có thể bạn sẽ mong muốn dừng lại và đứng tựa vào một cái gì đó (hoặc ai đó) khi từng cơn co thắt đến. Sau mỗi lần bác sĩ khám, bạn có thể đi lại trong phòng, miễn là không có biến chứng gì. Nếu thấy mệt, bạn có thể nằm nghiêng qua bên trái.
Lúc này, bạn có thể nhờ người thân massage một chút. Khi bạn chưa bị vỡ ối, bạn có thể tắm nước ấm trong bồn hoặc vòi hoa sen.
Theo: Vnanmum suc khoe cho ba bau
Kỳ co thắt mạnh này sẽ kéo dài trong bao lâu?
Đối với những phụ nữ sinh con lần đầu, giai đoạn lâm bồn thực sự sẽ kéo dài từ bốn đến tám giờ. Một số khác sẽ lâu hơn hay ngắn hơn một giờ.
Giai đoạn chuyển dạ này có xu hướng diễn ra nhanh chóng hơn nếu bạn đã từng sinh thường hoặc được tiêm hay truyền thuốc dục sinh oxytocin, chuyên môn gọi là Pitocin. Nếu bạn sử dụng phương pháp “đẻ không đau” bằng cách gây tê ngoài màng cứng hoặc thai lớn, giai đoạn này có xu hướng kéo dài hơn.
Tin liên quan về dinh dưỡng cho bà bầu:
/chuan-bi-mang-thai
/mang-thai/dinh-duong-mang-thai
Kỳ cuối của giai đoạn chuyển dạ với những cơn co thắt mạnh
Trong kỳ thứ hai của giai đoạn chuyển dạ đầu tiên, quá trình sinh nở của bạn đã bắt đầu diễn tiến. Các cơn co thắt chuyển dạ ngày càng đau, dồn dập, lâu hơn và mạnh mẽ hơn. Lúc này bạn sẽ không còn đủ sức để theo dõi những cơn co thắt. Cổ tử cung của bạn đang giãn nở nhanh hơn cho đến khi nó giãn ra hoàn toàn khoảng 10cm.
Vào cuối giai đoạn này, em bé có thể bắt đầu di chuyển xuống phía dưới. Tuy nhiên, bé có thể đã đi xuống trước đó hoặc chưa chịu xuống cho đến khi bạn chuyển qua giai đoạn tiếp theo.
Theo quy luật chung, một khi đã có những cơn co thắt đau đớn cứ 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 60 giây dồn dập trong suốt 1 tiếng, đây là lúc bạn cần gọi điện cho bác sĩ của mình và chuẩn bị nhập viện. Một số trường hợp, người nhà có thể khuyên bạn nhập viện sớm hơn để được chăm sóc tốt hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, các cơn co thắt chuyển dạ trở nên thường xuyên hơn và cuối cùng diễn ra mỗi hai phút rưỡi đến ba phút. Cũng sẽ có một số thai phụ không có những cơn co thắt liên tục mỗi năm phút, ngay cả trong quá trình chuyển giao giai đoạn.
Mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua kỳ co thắt mạnh
Hầu hết phụ nữ lựa chọn thuốc giảm đau chẳng hạn như phương pháp sinh không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng.
Hiện nay, trong sinh nở tự nhiên, người ta thường sử dụng các kỹ thuật thư giãn và kiểm soát cơn đau, chẳng hạn như tập thở và liên tưởng, để giúp bạn thoải mái trong quá trình sinh nở vì có thể bạn chưa có ý định dùng thuốc giảm đau.
Một người đỡ sinh giỏi sẽ phối hợp với bạn rất hiệu quả trong suốt quá trình lâm bồn bằng những chỉ dẫn đúng, tận tình và những lời động viên nhẹ nhàng. Bạn sẽ đánh giá rất cao điều đó.
Lúc này, đi bộ có thể sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Cũng có thể bạn sẽ mong muốn dừng lại và đứng tựa vào một cái gì đó (hoặc ai đó) khi từng cơn co thắt đến. Sau mỗi lần bác sĩ khám, bạn có thể đi lại trong phòng, miễn là không có biến chứng gì. Nếu thấy mệt, bạn có thể nằm nghiêng qua bên trái.
Lúc này, bạn có thể nhờ người thân massage một chút. Khi bạn chưa bị vỡ ối, bạn có thể tắm nước ấm trong bồn hoặc vòi hoa sen.
Theo: Vnanmum suc khoe cho ba bau
Quá trình sinh con: Giai đoạn co thắt chuyển dạ
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
21:02
Rating:
Không có nhận xét nào: