Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách luôn là mối quan tâm của những người làm mẹ, đặc biệt là của những chị em lần đầu làm mẹ. Mời các bạn cùng tham khảo những lời khuyên sau đây để giúp chị em làm mẹ thật là vui khỏe và hạnh phúc nhé!
Tư thế nằm ngủ, giường đệm và thói quen đúng của người chăm sóc là 3 yếu tố giúp bé ngủ ngon, không gặp nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của nữ hộ sinh Trần Thị Mỹ Linh, Bệnh viện Hùng Vương, TP HCM.
1. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thể chất cũng như tinh thần, vì vậy bà mẹ cần chăm sóc tốt giấc ngủ cho bé. Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18-20 giờ một ngày.
Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.
Bạn có thể chọn một vài cách an toàn và thoải mái để bế một em bé sơ sinh. Dù tư thế bạn chọn là gì thì bạn phải luôn đỡ đầu bé vì cổ của bé chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu.
– Bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa và dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới trong khi tay kia có thể để thoải mái.
– Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay kia của bạn bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.
4. Cho con bú
Trẻ sơ sinh thường ăn 3-4 giờ một lần, thậm chí một số trẻ cứ hai tiếng lại ăn một lần.
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ăn thường xuyên hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Khi lớn lên, bé sẽ ăn ít hơn nhưng bữa ăn của bé sẽ kéo dài hơn.
Em bé của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bé đã no, cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối núm vú hoặc bình sữa.
Vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh hiếm khi bị mất nước, nên không cần thiết phải bổ sung nước lọc hay nước trái cây cho con.
Trên thực tế, lượng sữa mẹ hoặc sữa bình cũng đáp ứng tất cả các nhu cầu nước của trẻ sơ sinh trong vòng ít nhất sáu tháng đầu đời.
Nếu bạn nghĩ rằng em bé của bạn có thể bị mất nước, hãy xem những dấu hiệu như: hôn mê, đi tiểu ít hơn 8 lần một ngày, từ chối ăn, da khô, sẫm màu…
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một điểm mềm trũng sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của bé.
5. Giúp bé ợ hơi
Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn lên hoặc trở nên khó tính nếu không được ợ hơi thường xuyên vì bị đầy bụng.
Hãy thử ba phương pháp giúp bé ợ hơi nói chung.
– Bé đứng em bé dựa vào cổ của bạn. Vỗ nhẹ vào lưng bé bằng bàn tay kia. – Để em bé nằm sấp trên đùi của bạn và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.
– Cho em bé ngồi trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.
6. Cho bé ngủ
Một số trẻ sơ sinh ngủ 10 tiếng một ngày, trong khi những trẻ khác ngủ nhiều tới 21 giờ mỗi ngày.
Các bé thường ngủ cả đêm và ngày trong vài tuần đầu tiên. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi.
Để điều chỉnh thói quen, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, các mẹ hãy thử những cách dưới đây:
– Tránh để chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé của bạn nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.
– Nếu con bạn ngủ lâu hơn ba hoặc bốn giờ ban ngày, hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì khi bé ngủ quá nhiều lúc sáng, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.
– Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Không để các vật mềm, mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ.
Mặc dù có vẻ như vô hại, nhưng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở.
7. Dỗ bé nín khóc
Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến bé khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu bạn đã thay đổi phương pháp mà con bạn vẫn khóc, hãy thử các cách dưới đây.
– Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Nếu bạn cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ngực. Nếu trẻ bú bình, cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 hoặc 90ml sữa bột. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.
– Đu đưa bé trong vòng tay bạn từ bên này sang bên kia. Ca hát, nói chuyện cũng có làm bé ngừng khóc.
– Hãy đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.
– Cho bé tắm nước ấm.
8. Tạm biệt khăn giấy ướt
Mặc dù các loại khăn giấy ướt cho trẻ sơ sinh được bày bán khắp mọi nơi nhưng bạn thật sự không cần dùng đến chúng đâu. Không chỉ tốn kém mà các loại giấy ướt để vệ sinh cho bé còn bị nghi ngờ có thể làm hại đến làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Đặc biệt những bé được nuôi bằng sữa mẹ có phân lỏng, ít acid và vi khuẩn, còn nước tiểu của bé thì loãng nên không cần dùng đến các loại khăn giấy ướt có tẩm hóa chất để lau chùi cho bé. Thay vào đó bạn hãy dùng những khăn vải xô lau nhẹ nhàng cho bé, sau đó giặt sạch để lần sau dùng tiếp.
9. Không sợ bé tè tràn tã
Việc thay tã cho bé buổi tối hẳn là “ác mộng” với nhiều người.
Do đó, bạn nên cho bé mang tã dùng ban đêm hoặc mặc thêm một lớp tã vải bên trong.
Cách này sẽ ngăn được tình huống bé tè tràn tã.
10. Chẳng cần đến giày
Cho đến khi bé biết đi và thường hay ra ngoài, bạn không cần phải mua giày cho bé. Những đôi giày của trẻ con quả là rất xinh xắn nhưng tốt hơn là bạn để dành tiền cho những thứ quan trọng hơn.
Thay vào đó, các loại vớ cho trẻ sơ sinh lại rẻ và tiện dụng hơn nhiều.
11. Cẩn thận với “vòi phun nước” của bé
Điều này đặc biệt dành cho những mẹ có con trai nhé. Khi bạn tháo tã cho bé, bé có thể bị lạnh đột ngột ở vùng kín và sinh ra phản xạ là … tè!
Vì thế, nhớ tháo tã chậm rãi để tránh nước tiểu của bé tung tóe khắp nơi. Bạn cũng có thể bọc bên trong một lớp tã vải mỏng để thấm nước tiểu của bé trước khi nó văng vào mặt và mắt của bạn.
12. Đừng ngại ôm ấp con nhỏ
Bạn có thể đã nghe nhiều người bảo rằng không nên ôm ấp con suốt ngày để bé không quên hơi mẹ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng dù bạn có ôm ấp con bao lâu đi nữa cũng không thể làm hư bé.
Dạy cho con tính tự lập và xa rời con là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Bạn nên để bé cảm nhận được rằng bé là thành viên gia đình được mọi người yêu thương và trân trọng.
Khỏe Mới Vui sưu tầm và biên soạn – Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách
Tư thế nằm ngủ, giường đệm và thói quen đúng của người chăm sóc là 3 yếu tố giúp bé ngủ ngon, không gặp nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của nữ hộ sinh Trần Thị Mỹ Linh, Bệnh viện Hùng Vương, TP HCM.
1. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thể chất cũng như tinh thần, vì vậy bà mẹ cần chăm sóc tốt giấc ngủ cho bé. Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18-20 giờ một ngày.
Tư thế nằm ngủ, giường đệm và thói quen đúng của người chăm sóc bé là 3 yếu tố giúp bé ngủ ngon và không gặp nguy hiểm. Cần tránh cho bé nằm sấp. Tất cả nghiên cứu giấc ngủ của trẻ đều cho thấy tư thế nằm sấp làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, bé chưa đủ khả năng xoay người hoặc nhổm dậy khi gặp vấn đề như bị ngạt, gối đè…
Đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho bé theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa. Nằm ngửa giúp khuôn mặt bé thoải mái, bé dễ hô hấp và tránh cho bé nguy cơ bị ngạt trong đống chăn gối. Khoảng tháng thứ 6, bé đã biết nhổm đầu, lật nghiêng sang một bên. Đừng lo lắng nếu bé xoay người khi ngủ, điều đó có nghĩa là bé đã có đủ sức để lựa chọn một tư thế tốt nhất cho mình.
Nhiều cha mẹ thường hay rung lắc giúp bé dễ ngủ hơn, tuy nhiên cần lưu ý vì hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương.
Cần tuyệt đối giữ trẻ trong môi trường không có khói thuốc lá. Hút thuốc thụ động có hại cho mọi người, đặc biệt là các em bé, khói thuốc lá gây ra các vấn đề về hô hấp và bệnh viêm phế quản.
Nên giữ nhiệt độ trong phòng bé trên 26 độ C. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Quá lạnh sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Nên cho bé nằm cạnh mẹ, giúp cho việc theo dõi và cho con bú dễ dàng hơn.
2. Chăm sóc vệ sinh cho bé
Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.
Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.
Vệ sinh mũi và tai: Không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.
Vệ sinh móng tay, chân: Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.
3. Cách bế và đỡ béBạn có thể chọn một vài cách an toàn và thoải mái để bế một em bé sơ sinh. Dù tư thế bạn chọn là gì thì bạn phải luôn đỡ đầu bé vì cổ của bé chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu.
– Bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa và dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới trong khi tay kia có thể để thoải mái.
– Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay kia của bạn bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.
4. Cho con bú
Trẻ sơ sinh thường ăn 3-4 giờ một lần, thậm chí một số trẻ cứ hai tiếng lại ăn một lần.
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ăn thường xuyên hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Khi lớn lên, bé sẽ ăn ít hơn nhưng bữa ăn của bé sẽ kéo dài hơn.
Em bé của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bé đã no, cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối núm vú hoặc bình sữa.
Vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh hiếm khi bị mất nước, nên không cần thiết phải bổ sung nước lọc hay nước trái cây cho con.
Trên thực tế, lượng sữa mẹ hoặc sữa bình cũng đáp ứng tất cả các nhu cầu nước của trẻ sơ sinh trong vòng ít nhất sáu tháng đầu đời.
Nếu bạn nghĩ rằng em bé của bạn có thể bị mất nước, hãy xem những dấu hiệu như: hôn mê, đi tiểu ít hơn 8 lần một ngày, từ chối ăn, da khô, sẫm màu…
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một điểm mềm trũng sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của bé.
5. Giúp bé ợ hơi
Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn lên hoặc trở nên khó tính nếu không được ợ hơi thường xuyên vì bị đầy bụng.
Hãy thử ba phương pháp giúp bé ợ hơi nói chung.
– Bé đứng em bé dựa vào cổ của bạn. Vỗ nhẹ vào lưng bé bằng bàn tay kia. – Để em bé nằm sấp trên đùi của bạn và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.
– Cho em bé ngồi trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.
6. Cho bé ngủ
Một số trẻ sơ sinh ngủ 10 tiếng một ngày, trong khi những trẻ khác ngủ nhiều tới 21 giờ mỗi ngày.
Các bé thường ngủ cả đêm và ngày trong vài tuần đầu tiên. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi.
Để điều chỉnh thói quen, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, các mẹ hãy thử những cách dưới đây:
– Tránh để chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé của bạn nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.
– Nếu con bạn ngủ lâu hơn ba hoặc bốn giờ ban ngày, hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì khi bé ngủ quá nhiều lúc sáng, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.
– Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Không để các vật mềm, mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ.
Mặc dù có vẻ như vô hại, nhưng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở.
7. Dỗ bé nín khóc
Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến bé khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu bạn đã thay đổi phương pháp mà con bạn vẫn khóc, hãy thử các cách dưới đây.
– Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Nếu bạn cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ngực. Nếu trẻ bú bình, cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 hoặc 90ml sữa bột. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.
– Đu đưa bé trong vòng tay bạn từ bên này sang bên kia. Ca hát, nói chuyện cũng có làm bé ngừng khóc.
– Hãy đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.
– Cho bé tắm nước ấm.
8. Tạm biệt khăn giấy ướt
Mặc dù các loại khăn giấy ướt cho trẻ sơ sinh được bày bán khắp mọi nơi nhưng bạn thật sự không cần dùng đến chúng đâu. Không chỉ tốn kém mà các loại giấy ướt để vệ sinh cho bé còn bị nghi ngờ có thể làm hại đến làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Đặc biệt những bé được nuôi bằng sữa mẹ có phân lỏng, ít acid và vi khuẩn, còn nước tiểu của bé thì loãng nên không cần dùng đến các loại khăn giấy ướt có tẩm hóa chất để lau chùi cho bé. Thay vào đó bạn hãy dùng những khăn vải xô lau nhẹ nhàng cho bé, sau đó giặt sạch để lần sau dùng tiếp.
9. Không sợ bé tè tràn tã
Việc thay tã cho bé buổi tối hẳn là “ác mộng” với nhiều người.
Do đó, bạn nên cho bé mang tã dùng ban đêm hoặc mặc thêm một lớp tã vải bên trong.
Cách này sẽ ngăn được tình huống bé tè tràn tã.
10. Chẳng cần đến giày
Cho đến khi bé biết đi và thường hay ra ngoài, bạn không cần phải mua giày cho bé. Những đôi giày của trẻ con quả là rất xinh xắn nhưng tốt hơn là bạn để dành tiền cho những thứ quan trọng hơn.
Thay vào đó, các loại vớ cho trẻ sơ sinh lại rẻ và tiện dụng hơn nhiều.
11. Cẩn thận với “vòi phun nước” của bé
Điều này đặc biệt dành cho những mẹ có con trai nhé. Khi bạn tháo tã cho bé, bé có thể bị lạnh đột ngột ở vùng kín và sinh ra phản xạ là … tè!
Vì thế, nhớ tháo tã chậm rãi để tránh nước tiểu của bé tung tóe khắp nơi. Bạn cũng có thể bọc bên trong một lớp tã vải mỏng để thấm nước tiểu của bé trước khi nó văng vào mặt và mắt của bạn.
12. Đừng ngại ôm ấp con nhỏ
Bạn có thể đã nghe nhiều người bảo rằng không nên ôm ấp con suốt ngày để bé không quên hơi mẹ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng dù bạn có ôm ấp con bao lâu đi nữa cũng không thể làm hư bé.
Dạy cho con tính tự lập và xa rời con là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Bạn nên để bé cảm nhận được rằng bé là thành viên gia đình được mọi người yêu thương và trân trọng.
Khỏe Mới Vui sưu tầm và biên soạn – Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
20:51
Rating:
Không có nhận xét nào: