Bác sĩ Phan Thị Thu Minh ở bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, trong bữa cơm, bất kể là nước canh hay nước lọc, nước ngọt, đều cần hạn chế. Đây là sai lầm nhiều người mắc, đặc biệt khi cho trẻ ăn.
Cụ thể, khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn, enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Nếu ăn cơm chan canh khiến cơm được ngâm mềm đi ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn. Do thức ăn được nuốt không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày dẫn đến tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, lâu ngày gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Có thể gây đau dạ dày
Theo BS Minh, mặc dù nước canh sẽ khiến cho trẻ dễ nuốt hơn nhưng cũng gây phản tác dụng khi lượng cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kĩ. Điều đó khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nếu duy trì lâu dài sẽ mắc bệnh đau dạ dày.
Nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng
'Khi nhai thức ăn, enzym trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít', BS Minh cho biết.
Cũng đồng quan điểm như vậy, bác sĩ Nguyễn Bạch Đằng, bộ môn Tiêu hóa, Học viện Quân y, chan nước canh khiến trẻ ăn nhanh, no ảo, dẫn tới thiếu chất. Hơn nữa, về lâu dài, thói quen này sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ.
Lời khuyên từ Bác sĩ:
Theo hai vị chuyên gia, khi dùng bữa phải đảm bảo nguyên tắc ăn từ từ, nhai kĩ để cảm nhận hết vị của món ăn, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan phối hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, trẻ nhỏ, cần sớm tạo lập thói quen ăn uống khoa học.
Bác sĩ Minh khuyến cáo các bậc cha mẹ chỉ nên cho con uống canh sau cùng, tránh làm bé no quá, không mong muốn ăn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng không nên sử dụng đồ uống có ga trong bữa cơm, do lượng carbon dioxide dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp.
Theo Phương Nhi (Đời sống pháp luật)
Cụ thể, khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn, enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Nếu ăn cơm chan canh khiến cơm được ngâm mềm đi ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn. Do thức ăn được nuốt không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày dẫn đến tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, lâu ngày gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Có thể gây đau dạ dày
Theo BS Minh, mặc dù nước canh sẽ khiến cho trẻ dễ nuốt hơn nhưng cũng gây phản tác dụng khi lượng cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kĩ. Điều đó khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nếu duy trì lâu dài sẽ mắc bệnh đau dạ dày.
Nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng
'Khi nhai thức ăn, enzym trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít', BS Minh cho biết.
Cũng đồng quan điểm như vậy, bác sĩ Nguyễn Bạch Đằng, bộ môn Tiêu hóa, Học viện Quân y, chan nước canh khiến trẻ ăn nhanh, no ảo, dẫn tới thiếu chất. Hơn nữa, về lâu dài, thói quen này sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ.
Lời khuyên từ Bác sĩ:
Theo hai vị chuyên gia, khi dùng bữa phải đảm bảo nguyên tắc ăn từ từ, nhai kĩ để cảm nhận hết vị của món ăn, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan phối hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, trẻ nhỏ, cần sớm tạo lập thói quen ăn uống khoa học.
Bác sĩ Minh khuyến cáo các bậc cha mẹ chỉ nên cho con uống canh sau cùng, tránh làm bé no quá, không mong muốn ăn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng không nên sử dụng đồ uống có ga trong bữa cơm, do lượng carbon dioxide dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp.
Theo Phương Nhi (Đời sống pháp luật)
Tác hại của việc cho trẻ ăn cơm chan nước canh
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
20:02
Rating:
Không có nhận xét nào: