Sau khi sinh con trai, mấy ngày nằm viện mình vẫn cho con bú mẹ nhưng sữa không nhiều, nhưng trộm vía bé vẫn chịu ti mẹ, và mình vẫn cho con bú để kích thích tuyến sữa, với hy vọng sữa sẽ về sớm và nhiều. Nhưng sau khi xuất viện về nhà, sữa mẹ vẫn khan hiếm, và mình đã áp dụng cách của mẹ chồng để gọi sữa về, con mình ti sữa mẹ hoàn toàn đến gần 1 tuổi, các mẹ hãy thử áp dụng xem sao nhé.
Chỉ bằng vài búp lá dứa non nấu canh với thịt nạc hoặc canh xương, bài chữa mẹo lưu truyền trong dân gian được các mẹ mách nhau gọi sữa mẹ về rất hiệu quả.
Nỗi lo lắng của người lần đầu làm mẹ
Tất cả chúng ta đều biết rằng nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đặc biệt cần thiết về mặt sinh dưỡng mà còn rất đỗi thiêng liêng của tình mẫu tử.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất và phù hợp nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì trong sữa mẹ có đủ nǎng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như glucid, lipid, protid, vitamin, muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể của trẻ.
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ bú đủ sữa mẹ sẽ không bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có đủ sữa để nuôi con những năm tháng đầu đời. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà mẹ khi sinh con không có hoặc thiếu sữa.
Nếu sinh con gái, rút chín búp dứa, sinh con trai, rút bảy búp, rửa sạch, cắt bỏ phần lá xanh, chỉ lấy phần búp trắng bên dưới. Chỗ búp trắng này thái nhỏ, đem nấu với thịt nạc, hoặc canh xương. Chỗ búp dứa nấu vừa một bát nhỏ, cho bà mẹ ăn hết cả nước và cái.
Lần đầu mang thai nên tôi đã tham khảo sách vở, cố gắng chuẩn bị mọi thứ để có thể an tâm nhất. Từ việc ăn gì cho đủ chất, uống nhiều nước, vệ sinh cá nhân cẩn thận… đến việc giữ cho mình trạng thái vui vẻ nhất có thể trước khi đón thiên thần đầu tiên chào đời.
Ngày lâm bồn, vợ chồng tôi cùng đến bệnh viện trong trạng thái yên tâm nhất. Tôi sinh thường nên mọi việc khá thuận lợi, chỉ đợi con gái được tắm rửa, mẹ được theo dõi ổn định là có thể về nhà.
Khỏi phải nói là tôi ngập tràn trong niềm hạnh phúc như thế nào khi được bé con vào lòng, cho con bú những giọt sữa thơm thảo. Đó là niềm hạnh phúc khó có thể được diễn tả bằng lời.
Cô con gái bé bỏng được đặt cạnh mẹ là khùa khoạng tay chân, miệng hau háu như chú chim non. Vừa được tắm rửa trong làn nước dịu dàng của cuộc sống, con gái bé bỏng chắc đang đói lắm đây. Con ngậm ti mẹ, mút lấy mút để. Nhưng sao thế này? Tôi chuyển ti cho con.
Con gái mút rát hai bầu ngực mà chẳng thấy sữa về. Sao vậy nhỉ? Con gái buông ti mẹ, khóc ngằn ngặt. Tôi thực sự lo lắng. Mặc dù trước đó đã được nhà tôi bón cho bát cháo móng giò. Cũng như chị Thu, chồng tôi tất tả về nhà, nấu bát canh đinh lăng, hỏi han kinh nghiệm mọi người.
Nhưng cho đến giữa buổi chiều cũng chẳng thấy sữa về, tôi rất sợ cho con bú bình rồi chê sữa mẹ mà bỏ mất cơ hội được nuôi con bằng sữa mẹ nhưng tôi chẳng còn biết làm cách nào. Con gái thân yêu khá cá tính, chẳng chịu bú bình, cứ khóc ngằn ngặt vì đói. Ruột gan tôi như lửa đốt.
Tôi đã không làm điều gì sai với các lời khuyên dành cho bà mẹ khi mang thai. Tôi cũng hiểu: sau khi sinh điều quan trọng nhất là người mẹ luôn phải ăn những đồ nóng sốt: cơm nóng, canh nóng… Chế độ ăn một ngày tốt nhất là sáng ăn xôi, trưa ăn cơm, tối ăn cơm.
Ngoài ra mẹ ăn 3 bữa phụ bằng cháo đu đủ xanh nấu móng giò (hoặc chân dê, chân chó), thông thảo, ý dĩ. Uống thêm sữa hàng ngày. Người mẹ cũng nên uống nhiều nước và nước phải ấm.
Điều quan trọng là tâm trạng các mẹ phải luôn thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ và sâu giấc, nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời gian đầu mới sinh. Nhiều mẹ thấy con quấy khóc, chưa có kinh nghiệm sinh con dễ stress sau khi sinh.
Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa ít hay nhiều. Lúc này hãy nghĩ con là trên hết và bỏ qua tất cả mọi chuyện khác để nghỉ ngơi.
Nhưng như thế này thì sao mà tôi có thể nghỉ ngơi và tránh stress cho mình được, chừng nào con còn chưa có sữa bú? Rồi lo lắng quá mà tôi mất sữa luôn thì sao? Tôi bắt đầu ao ước và nghĩ đến một phép màu.
Phương thuốc diệu kì của mẹ chồng tôi
Nằm ôm con, chẳng có cách gì gọi được sữa về, đành cho con mút khan, vừa đau rát, vừa thương con. Con gái kiên trì mút sữa từ ti mẹ, cuối cùng cũng được một chút sữa non. Chưa đủ để giải tỏa cái đói của con, dòng sữa như lại chảy ngược trở lại.
Bé mút thế nào cũng không buồn ra nữa. Dỗ dành, kiên nhẫn mãi, bé mới chịu ti chút sữa bình. Mệt và đói, con gái ngủ giấc chập chờn, trong giấc ngủ vẫn quờ tay tìm ti mẹ, miệng còn chóp chép. Đó là một ngày dài, một đêm thức trắng vì lo lắng và thương con đầu tiên.
Có lẽ lúc này, tôi mới thực sự thấm thía câu nói của các cụ, thế nào là : nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ. Đến gần sáng, tôi mới chợp mắt được một lúc.
Sáng sớm hôm sau thì mẹ chồng tôi ở quê ra. Đang đau nhức chân tay nhưng bà nội vì xót cháu mà gắng ra cho kì được. Mẹ mang theo chiếc cặp lồng nhỏ. Tới nơi, bà mở cặp lồng, múc ra vừa một bát canh nhỏ (loại bát bé, nông dùng để ăn cơm). Bà bảo:
- Con gắng ăn hết bát canh, cả cái lẫn nước, thế nào cũng có sữa về.
Tôi đón bát canh từ tay mẹ, lòng dưng dưng. Tôi ăn hết bát canh mẹ nấu, thấy rất ngon miệng, dễ ăn. Mẹ bảo nếu con ăn mà chưa có nhiều sữa, mẹ sẽ nấu thêm bát thứ hai, con gắng ăn, thế nào cũng có sữa về cho cháu bú.
Thật diệu kì, bát canh nhỏ của mẹ đã gọi về dòng sữa cho con gái. Đến trưa, chẳng cần ăn tới bát canh thứ hai, dòng sữa thơm thảo đã về, đủ cho con bú no. Bé nín một hơi dài rồi lại ngủ thật say, khuôn mặt tựa như một thiên thần trong giấc ngủ ngon.
Lúc bấy giờ tôi mới hỏi mẹ là canh gì mà kì diệu đến thế? Mẹ bảo ngày trước mẹ ít sữa, bà nội cũng nấu canh này cho mẹ. Là kinh nghiệm dân gian, nhưng mẹ mách cho ai đều rất hiệu quả. Nấu món canh này rất đơn giản nhé:
Nếu sinh con gái, rút chín búp dứa, sinh con trai, rút bảy búp, rửa sạch, cắt bỏ phần lá xanh, chỉ lấy phần búp trắng bên dưới. Chỗ búp trắng này thái nhỏ (theo kiểu hạt lựu cũng được), đem nấu với thịt nạc, hoặc canh xương. Chỗ búp dứa nấu vừa một bát nhỏ, cho bà mẹ ăn hết cả nước và cái.
Mẹ bảo trong lá dứa ngoài có nhiều thành phần dinh dưỡng như vitaminC và B thì còn là cách chữa mẹo được lưu truyền trong dân gian mà không giải thích cặn kẽ được nữa… Mặc dù vậy nhờ có bát canh nhỏ của mẹ mà tôi đã giải tỏa được lo lắng trong lòng.
Chỉ bằng vài búp lá dứa non nấu canh với thịt nạc hoặc canh xương, bài chữa mẹo lưu truyền trong dân gian được các mẹ mách nhau gọi sữa mẹ về rất hiệu quả.
Nỗi lo lắng của người lần đầu làm mẹ
Tất cả chúng ta đều biết rằng nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đặc biệt cần thiết về mặt sinh dưỡng mà còn rất đỗi thiêng liêng của tình mẫu tử.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất và phù hợp nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì trong sữa mẹ có đủ nǎng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như glucid, lipid, protid, vitamin, muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể của trẻ.
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ bú đủ sữa mẹ sẽ không bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có đủ sữa để nuôi con những năm tháng đầu đời. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà mẹ khi sinh con không có hoặc thiếu sữa.
Nếu sinh con gái, rút chín búp dứa, sinh con trai, rút bảy búp, rửa sạch, cắt bỏ phần lá xanh, chỉ lấy phần búp trắng bên dưới. Chỗ búp trắng này thái nhỏ, đem nấu với thịt nạc, hoặc canh xương. Chỗ búp dứa nấu vừa một bát nhỏ, cho bà mẹ ăn hết cả nước và cái.
Lần đầu mang thai nên tôi đã tham khảo sách vở, cố gắng chuẩn bị mọi thứ để có thể an tâm nhất. Từ việc ăn gì cho đủ chất, uống nhiều nước, vệ sinh cá nhân cẩn thận… đến việc giữ cho mình trạng thái vui vẻ nhất có thể trước khi đón thiên thần đầu tiên chào đời.
Ngày lâm bồn, vợ chồng tôi cùng đến bệnh viện trong trạng thái yên tâm nhất. Tôi sinh thường nên mọi việc khá thuận lợi, chỉ đợi con gái được tắm rửa, mẹ được theo dõi ổn định là có thể về nhà.
Khỏi phải nói là tôi ngập tràn trong niềm hạnh phúc như thế nào khi được bé con vào lòng, cho con bú những giọt sữa thơm thảo. Đó là niềm hạnh phúc khó có thể được diễn tả bằng lời.
Cô con gái bé bỏng được đặt cạnh mẹ là khùa khoạng tay chân, miệng hau háu như chú chim non. Vừa được tắm rửa trong làn nước dịu dàng của cuộc sống, con gái bé bỏng chắc đang đói lắm đây. Con ngậm ti mẹ, mút lấy mút để. Nhưng sao thế này? Tôi chuyển ti cho con.
Con gái mút rát hai bầu ngực mà chẳng thấy sữa về. Sao vậy nhỉ? Con gái buông ti mẹ, khóc ngằn ngặt. Tôi thực sự lo lắng. Mặc dù trước đó đã được nhà tôi bón cho bát cháo móng giò. Cũng như chị Thu, chồng tôi tất tả về nhà, nấu bát canh đinh lăng, hỏi han kinh nghiệm mọi người.
Nhưng cho đến giữa buổi chiều cũng chẳng thấy sữa về, tôi rất sợ cho con bú bình rồi chê sữa mẹ mà bỏ mất cơ hội được nuôi con bằng sữa mẹ nhưng tôi chẳng còn biết làm cách nào. Con gái thân yêu khá cá tính, chẳng chịu bú bình, cứ khóc ngằn ngặt vì đói. Ruột gan tôi như lửa đốt.
Tôi đã không làm điều gì sai với các lời khuyên dành cho bà mẹ khi mang thai. Tôi cũng hiểu: sau khi sinh điều quan trọng nhất là người mẹ luôn phải ăn những đồ nóng sốt: cơm nóng, canh nóng… Chế độ ăn một ngày tốt nhất là sáng ăn xôi, trưa ăn cơm, tối ăn cơm.
Ngoài ra mẹ ăn 3 bữa phụ bằng cháo đu đủ xanh nấu móng giò (hoặc chân dê, chân chó), thông thảo, ý dĩ. Uống thêm sữa hàng ngày. Người mẹ cũng nên uống nhiều nước và nước phải ấm.
Điều quan trọng là tâm trạng các mẹ phải luôn thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ và sâu giấc, nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời gian đầu mới sinh. Nhiều mẹ thấy con quấy khóc, chưa có kinh nghiệm sinh con dễ stress sau khi sinh.
Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa ít hay nhiều. Lúc này hãy nghĩ con là trên hết và bỏ qua tất cả mọi chuyện khác để nghỉ ngơi.
Nhưng như thế này thì sao mà tôi có thể nghỉ ngơi và tránh stress cho mình được, chừng nào con còn chưa có sữa bú? Rồi lo lắng quá mà tôi mất sữa luôn thì sao? Tôi bắt đầu ao ước và nghĩ đến một phép màu.
Phương thuốc diệu kì của mẹ chồng tôi
Nằm ôm con, chẳng có cách gì gọi được sữa về, đành cho con mút khan, vừa đau rát, vừa thương con. Con gái kiên trì mút sữa từ ti mẹ, cuối cùng cũng được một chút sữa non. Chưa đủ để giải tỏa cái đói của con, dòng sữa như lại chảy ngược trở lại.
Bé mút thế nào cũng không buồn ra nữa. Dỗ dành, kiên nhẫn mãi, bé mới chịu ti chút sữa bình. Mệt và đói, con gái ngủ giấc chập chờn, trong giấc ngủ vẫn quờ tay tìm ti mẹ, miệng còn chóp chép. Đó là một ngày dài, một đêm thức trắng vì lo lắng và thương con đầu tiên.
Có lẽ lúc này, tôi mới thực sự thấm thía câu nói của các cụ, thế nào là : nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ. Đến gần sáng, tôi mới chợp mắt được một lúc.
Sáng sớm hôm sau thì mẹ chồng tôi ở quê ra. Đang đau nhức chân tay nhưng bà nội vì xót cháu mà gắng ra cho kì được. Mẹ mang theo chiếc cặp lồng nhỏ. Tới nơi, bà mở cặp lồng, múc ra vừa một bát canh nhỏ (loại bát bé, nông dùng để ăn cơm). Bà bảo:
- Con gắng ăn hết bát canh, cả cái lẫn nước, thế nào cũng có sữa về.
Tôi đón bát canh từ tay mẹ, lòng dưng dưng. Tôi ăn hết bát canh mẹ nấu, thấy rất ngon miệng, dễ ăn. Mẹ bảo nếu con ăn mà chưa có nhiều sữa, mẹ sẽ nấu thêm bát thứ hai, con gắng ăn, thế nào cũng có sữa về cho cháu bú.
Thật diệu kì, bát canh nhỏ của mẹ đã gọi về dòng sữa cho con gái. Đến trưa, chẳng cần ăn tới bát canh thứ hai, dòng sữa thơm thảo đã về, đủ cho con bú no. Bé nín một hơi dài rồi lại ngủ thật say, khuôn mặt tựa như một thiên thần trong giấc ngủ ngon.
Lúc bấy giờ tôi mới hỏi mẹ là canh gì mà kì diệu đến thế? Mẹ bảo ngày trước mẹ ít sữa, bà nội cũng nấu canh này cho mẹ. Là kinh nghiệm dân gian, nhưng mẹ mách cho ai đều rất hiệu quả. Nấu món canh này rất đơn giản nhé:
Nếu sinh con gái, rút chín búp dứa, sinh con trai, rút bảy búp, rửa sạch, cắt bỏ phần lá xanh, chỉ lấy phần búp trắng bên dưới. Chỗ búp trắng này thái nhỏ (theo kiểu hạt lựu cũng được), đem nấu với thịt nạc, hoặc canh xương. Chỗ búp dứa nấu vừa một bát nhỏ, cho bà mẹ ăn hết cả nước và cái.
Mẹ bảo trong lá dứa ngoài có nhiều thành phần dinh dưỡng như vitaminC và B thì còn là cách chữa mẹo được lưu truyền trong dân gian mà không giải thích cặn kẽ được nữa… Mặc dù vậy nhờ có bát canh nhỏ của mẹ mà tôi đã giải tỏa được lo lắng trong lòng.
Bài chữa mẹo dân gian gọi sữa mẹ về rất hiệu quả.
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
20:16
Rating:
Không có nhận xét nào: