Toa thuốc này có thể trị dứt được mọi chứng nội thương ngoại cảm, đặc biệt các chứng UNG THƯ về ruột, gan, dạ dày, phổi, dạ con, vú, v.v... Cũng trị được các chứng ứ huyết, mất máu, ngứa ngáy, bệnh trĩ, ho, nóng, máu cao, tim; trừ được các chứng độc và nóng nơi lục phủ, ngũ tạng v.v... Riêng chứng đau ruột và dạ dày là mau khỏi hơn cả, chỉ trong 1 ngày đã thấy có hiệu quả ngay.


Cách nấu:


Có thể chia ra nấu nhiều lần, nhiều hay ít tùy tiện, nhưng bách hoa xà phải gấp đôi bán chi liên. Nấu nồi nào cũng được, không kỵ kim khí. Trước khi nấu phải rửa sạch hết đất cát. Ðổ nước ngập thuốc, nấu sôi vặn lửa nhỏ vừa, để lâu chừng 3-4 giờ cho thúc hết thuốc ra.


* Tôi có người bạn ở Huế (Phú Bài) có con bị bệnh ung thư Bác Sĩ nói ở thời kỳ thứ 3 bị ra máu ở mũi, ở đường ruột, mỗi khi đi tiêu tiểu đều ra máu rất đau nhức. Sau khi xử dụng toa thuốc này, nay con chị đã hết ra máu ở mũi và đi tiêu tiểu đã bình thường, chỉ còn rụng tóc chút ít.


* Toa thuốc này rất công hiệu để chữa chứng nóng gan. (***) Nếu nấu để 3-4 giờ lâu quá và nước ra đậm quá thì có thể nấu làm 2 lần, mỗi lần tôi chỉ để khoảng 45 phút, sau đó hòa 2 nước lại với nhau, để trong tủ lạnh uống như nước trà.


bán chi liên (BCL) và bạch hoa xà thiệt thảo (BHXTT) là 2 trong những vị thuốc chính của bài thuốc dùng để trị ung thư , dĩ nhiên hiệu quả ra sao thì chưa chắc chắn , vì có người được khỏi người không.



Sưu tầm thêm trên mạng:


BCL tên khoa học là scutellariae barbatae, tên thông dụng barbat skullcap, scutellaria. Dược tính hàn, đắng, mùi hăng. Chạy vào kinh đại trường, gan, phổi, bao tử. Chủ trị thanh nhiệt, giảm độc, làm chạy máu, giảm sưng mụ nhọt và mụt loét (abscesses). Mới đây được dùng để trị một số loại ung thư và viêm gan kinh niên (chronic hepatitis). Liều lượng 15-60g. Vì có tính hàn nên những người có thai hoặc thiếu máu không được dùng.



BHXTT tên khoa học hedyotidis diffusae, tên thông dụng heydiotis, oldenlandia. Dược tính: vị đắng, hàn. Chạy vào kinh gan, bao tử, đại trường. Chủ trị thanh nhiệt, giảm độc do nhiệt, giảm sưng mụn nhọt, lở loét (ulcerations, abscesses). Trị nhiệt đường tiểu tiện và chứng hoàng đản do thấp nhiệt. Mới đây dùng tri, ung thư bao tử, thực quản, ruột già. Liều lượng từ 15-60 g. Vì tính hàn, không dùng khi có thai.



Điều trị ung thư bằng đông y




Thời gian gần đây Viện Y dược học dân tộc đã thực hiện điều trị cho những bệnh nhân trước và sau phẫu thuật khối u. Thế mạnh của phương pháp này là nâng cao thể lực giúp người bệnh có cuộc sống chất lượng hơn.



Ông Nguyễn Trưng, ngụ tại đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình hiện điều trị tại đây cho biết: "Khoảng vài tháng gần đây, tôi không đi được vì bị đau thần kinh tọa và khớp, hai đầu gối đau nhức và sưng to, sốt li bì. Đi bệnh viện Thống Nhất không trị hết, người nhà đưa tôi vào đây. Sau 11 ngày châm cứu, chạy điện và uống rất nhiều thuốc thì bệnh thuyên giảm. Hiện tôi đã đi lại được". Sức khỏe phục hồi



Anh Trần Trọng Phương, ở Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận bị ung thư vùng hầu đã di căn xuống phổi. Từ đầu năm anh đi hóa trị và xạ trị tại Trung tâm Ung bướu nhưng bệnh không giảm mà có chiều hướng nặng dần: không ăn uống được, nói năng khó khăn, người gầy rộc đi… Ngoài Trung tâm Ung bướu, anh Phương còn đi đến ba bệnh viện khác có khoa ung thư với mong muốn "còn nước còn tát". Nhưng tới đâu cũng đều bị trả về! Mới đây anh nghe bạn bè giới thiệu Viện Y dược học dân tộc. Sau 10 ngày điều trị, anh cho biết đã ăn được, nói được.



Theo anh Quang Toàn, chẳng có một dấu hiệu nào báo trước là ung thư vì ban đầu anh chỉ hay bị sình bụng. Do phải đi làm nên anh đến khám bệnh tại phòng mạch tư, khi thì bác sĩ cho là bị gan, lúc lại đau bao tử. Cả năm trời cứ khám và uống thuốc đều đặn như vậy mà bệnh vẫn hoàn bệnh. Cuối cùng anh đến bệnh viện Bình dân. Tại đây sau khi chụp MRI cắt lớp và siêu âm, anh mới biết mình bị ung thư hạch lympho! "Anh đã đến Trung tâm Ung bướu điều trị nhưng bỏ giữa chừng vì sức khỏe yếu (từ 63 kg trước kia nay anh chỉ nặng chừng 50 kg). Cũng như ông Trung và anh Phương, anh Toàn đã đến điều trị ở Viện Y duợc học dân tộc một tuần lễ, thấy giảm đau và khỏe lên một chút. Đông tây y kết hợp



Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết ung thư là một dạng bệnh đặc biệt: trong cơ thể xuất hiện một nhóm tế bào bất thường, dị dạng, phát triển nhanh chóng thành khối u. U này lớn lên xâm chiếm dần các mô xung quanh và có thể di chuyển khắp cơ thể (di căn), khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn, suy kiệt vì bệnh. Để tiêu diệt các khối u này, y học hiện đại thường cắt bỏ (phẫu thuật), vào hóa chất (hóa trị), chạy tia (xạ trị). Thế nhưng, các phương pháp này đồng thời cũng ảnh hưởng đến tế bào, cơ quan lành xung quanh khiến bệnh nhân giảm sút sức khỏe. Theo bác sĩ Quan Vân Hùng, trưởng khoa nội 2 - Viện Y dược học dân tộc, có thể ví điều trị ung thư như trận chiến, khối u không còn nhưng sức khoẻ của bệnh nhân cũng kiệt quệ.



So với tây y, việc điều trị bệnh bằng y học cổ truyền còn khá yếu và chậm, hiệu quả không được rõ rệt và chưa có minh chứng khoa học, nhưng việc phục hồi sức khỏe lại là thế mạnh. Bên cạnh đó, điều trị bằng phương pháp này, chi phí lại thấp. Cũng theo bác sĩ Hùng, cơ thể con người có một khả năng kỳ diệu, đó là năng lực tự phục hồi. Do đó, phương pháp hỗ trợ bằng đông y trong điều trị ung thư này không chỉ dùng thuốc mà còn kết hợp với châm cứu, xoa bóp, tập dưỡng sinh, chế độ ăn uống và một số loại thuốc.



CÁC BƯỚC ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ UNG THƯ BẰNG ĐÔNG Y


o Dùng châm cứu để điều trị cân bằng, rối loạn cơ thể.


o Xoa bóp và tự xoa bóp giúp cải thiện tuần hoàn khí huyết, gia tăng biến dưỡng cơ thể, đẩy mạnh phục hồi sức khỏe.


o Tập dưỡng sinh giúp gia tăng sức khỏe.


o Chế độ ăn kiêng: cữ các loại có khả năng gây ung thư và nên ăn một số thực phẩm chống ung thư. o Thuốc gồm thuốc bổ (đỗ trọng, hoàng kỳ, nhân sâm…), thuốc ức chế phát triển tế bào ung thư (bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, linh chi…), thông máu huyết (ngưu tất, xuyên khung…). Viện Y dược học dân tộc đã có công nghệ sắc thuốc bằng hơi nước, đóng chai tiệt trùng, lưu giữ trong 3 tháng. Khi dùng, bệnh nhân chỉ cần hâm nóng.



CHẾ ĐỘ ĂN NGỪA UNG THƯ


Kiêng cữ hẳn mỡ động vật, rượu mạnh, hóa chất (màu, hương vị thực phẩm).
Hạn chế ăn các loại thịt muối, đường, trứng. Những thực phẩm nên ăn nhiều gồm: cá, rau, củ, đậu (đậu đũa, cô ve, hòa lan, đậu rồng, đậu bắp, đậu đen, đậu đỏ).


Dùng các loại trái cây tươi, dầu thực vật (mè đậu nành, hướng dương). Uống đủ lượng nước cần thiết, ưu tiên nước cốt trái cây tươi.


NƠI ĐIỀU TRỊ


Khoa nội 2, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM:
273 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
Thuốc Nam :

Cỏ lưỡi rắn trắng - thảo dược chữa ung thưKhông chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.


Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…


Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch.


Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.


Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…Một số bài thuốc Nam đơn giản




Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.



Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.



Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.


Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.



Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…



Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.



Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).



Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.



Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.


Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.


Theo Sức Khỏe & Đời Sống