Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng

Chế độ ăn khoa học là phương pháp hữu hiệu giúp phòng chống và ngăn ngừa căn bệnh ung thư đại tràng. Vậy chế độ dinh dưỡng thế nào là hợp lý? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
 Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng

1. Chế độ ăn nhiều rau quả và ngũ cốc

Những thực phẩm này chứa hàm lượng cao chất xơ, có thể giảm đến 40% nguy cơ polyp đại tràng. Nên chọn những loại hoa quả có màu xanh sẫm, vàng đậm, da cam và các loại rau ví dụ như rau bina, dưa đỏ, xoài, quả đấu, và khoai lang, rau họ cải bắp, bao gồm cải bông xanh, cải brussel và súp lơ.Chất lycopen trong cà chua và các loại rau quả có màu đỏ như dâu tây, ớt đỏ là hóa chất chống ung thư rất mạnh. Các loại cây họ đậu bao gồm đậu Hà Lan và các thực phẩm từ đậu nành… nên cho vào thực đơn hàng ngày.
Hạn chế ăn nhiều mỡ, đặc biệt là các loại chất béo no. Các chất béo no có nguồn gốc từ động vật khi sử dụng nên thận trọng vì nó không tốt cho người bệnh. Các thực phẩm chứa chất béo no bao gồm sữa nguyên chất, pho mát, kem, dầu dừa và dầu cọ. Hạn chế mỡ toàn phần < 35% lượng calo hàng ngày, 8-10% là chất béo no.

2. Dùng lượng axít folic thích hợp

Việc bổ sung lượng vitamin B folat hoặc axít folic thích hợp (một dạng tổng hợp của vitamin này) có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Đối với những người có tiền sử gia đình bị bệnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách hạn chế uống rượu và dùng 400 mg axít folic/ngày. Folat có trong lá rau xanh thẫm như rau bina, đậu, đậu tây và đậu xanh, một số quả và hạt, ngũ cốc đã bổ sung. Phần lớn các multivitamin đều chứa axít folic.

3. Cung cấp lượng canxi vừa đủ

sua Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng
Người dùng 700-800 mg calci/ngày có nguy cơ ung thư đại tràng thấp hơn 40-50% so với người dùng £500 mg canxi/ngày. Những thực phẩm có calci tốt bao gồm váng sữa hoặc sữa có hàm lượng chất béo thấp và các sản phẩm bơ sữa khác, cải xanh, cải canh và cá hồi. Vitamin D vừa trợ giúp hấp thu canxi vừa có tác dụng giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.Những thực phẩm giàu vitamin D như các sản phẩm từ sữa, gan, lòng đỏ trứng và cá.
Ánh nắng mặt trời cũng có tác dụng biến đổi da bạn thành những vitamin hữu ích. Phải bổ sung lượng canxi cho cơ thể nếu bạn không uống sữa và tránh ánh nắng mặt trời. Ngoài việc giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, việc bổ sung vitamin D và canxi vào bữa ăn hàng ngày có tác dụng làm chậm quá trình loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương.

4. Hạn chế uống rượu, hút thuốc lá

Sử dụng rượu ở mức từ vừa tới nặng (uống > 1 cốc rượu/ngày đối với nữ và 2 cốc rượu/ngày đối với nam) làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Hạn chế uống rượu có thể giảm nguy cơ, ngay cả khi tiền sử gia đình ung thư đại tràng.
Hút thuốc lá không những làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng mà bị cả ung thư phổi.

5. Thể dục hàng ngày

Luôn tập luyện và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Chỉ kiểm soát cân nặng cũng có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Tập luyện thường xuyên có thể giảm một nửa nguy cơ ung thư đại tràng.

6. Thay thế hormon

Nếu bạn là nữ, hãy báo cho bác sĩ về việc dùng liệu pháp thay thế hormon (HRT). HRT có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

BS. Vũ Tuyết Mai

____________

Dinh dưỡng cho bệnh ung thư đại tràng như thế nào?


Hỏi:
Tôi là Nguyễn Văn Nam,năm nay 51 tuổi. Tôi đọc thông tin trên báo chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng phòng trị bệnh ung thư đại tràng. Vậy bác sỹ cho tôi hỏi ăn uống như thế nào thì có thể phòng chống và ngăn ngừa căn bệnh này? Tôi xin chân thành cảm ơn!
ung thu dai trang Dinh dưỡng cho bệnh ung thư đại tràng như thế nào?

Trả lời:

Bạn Nam thân mến!
Những thông tin mà bạn được biết là hoàn toàn chính xác. Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư đại tràng. Một khẩu phần ăn khoa học và hợp lý có thể giúp chúng ta phòng tránh và ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh.
Vậy chế độ ăn như thế nào là phù hợp với người bệnh?
Thứ nhất, chế độ ăn nhiều rau quả và ngũ cốc. Thực phẩm giàu chất xơ có thể giảm 40 % nguy cơ polyp đại tràng. Các loại quả như dưa đỏ, xoài, dâu tây…, và các loại rau họ cải bắp, bao gồm cải bông xanh, cải brussel và súp lơ chứa các chất ngăn ngừa căn bệnh này.
Thứ hai, phải hạn chế những món ăn nhiều mỡ đặc biệt là các chất béo no. Thực phẩm chứa chất béo no bao gồm sữa nguyên chất, pho mát, kem, dầu dừa và dầu cọ. Nên hạn chế mỡ toàn phần
Thứ ba, bổ sung lượng vitamin B folat hoặc axít folic thích hợp (một dạng tổng hợp của vitamin này) có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Thứ tư, cung cấp lượng canxi vừa đủ. Cụ thể những người dùng 700-800 mg calci/ngày có nguy cơ ung thư đại tràng thấp hơn 40-50% so với người dùng £500 mg canxi/ngày.
Thứ năm, hạn chế uống rượu và hút thuốc lá vì khi sử dụng chúng làm tăng nguy cơ ung thư so với người thường rất nhiều lần.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, chúng ta thường xuyên vận động tham gia các môn thể thao. Không những tăng cường sức khỏe mà còn đẩy lùi bệnh tật.Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh là bạn đã góp phần đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm như ung thư đại tràng.
Mong là những thông tin trên sẽ có ích đối với bạn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Xem thêm > > Thực phẩm phòng và trị ung thư  đại tràng
BS. Trần Tuyết Mai

Bài viết liên quan:


_______________

Bệnh đại tràng nên ăn gì?

Dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm đại tràng là một điều quan trọng vì dinh dưỡng cung cấp cho bệnh nhân viêm đại tràng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh. Vậy bệnh nhân mắc bệnh đại tràng nên ăn gì?
2741 Bệnh đại tràng nên ăn gì?
Với hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh đại tràng đều đều chung cảm giác ăn uống không ngon miệng, miệng luôn đắng và luôn xuất hiện các cơn đau trong khi ăn, các cơn đau càng rõ rệt khi ăn uống làm cho bệnh hầu hết bệnh nhân khổ sở và bức bí hơn.
1. Những lưu ý trong chế độ ăn với bệnh nhân viêm đại tràng
Vì thế, chế độ ăn uống với bệnh nhân viêm đại tràng cũng cần nên lưu ý những điểm sau đây:
Bệnh nhân viêm đại tràng cần phải được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, cung cấp đủ nước, muối khoáng và các chất vitamin cần thiết khác cho cơ thể, đồng thời cũng nên hạn chế các chất béo, với bệnh nhân viêm đại tràng chỉ cần khoảng 15g/ngày là đủ.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng mạn nên ăn các loại thức ăn như: Gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải…
Các loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm đại tràng không nên ăn như trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng. Cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Ngoài ra, bệnh nhân viêm đại tràng nên tránh dùng thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét. Khi chế biến thức ăn, nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào, rán.
Một trong những kinh nghiệm nhỏ chia sẻ với bệnh nhân viêm đại tràng là bạn nên tranh thủ ăn uống và tẩm bổ trong những ngày cơn đau và cảm giác ngon miệng không ghé thăm. Hãy ăn làm nhiều bữa, tránh ăn những loại thực phẩm lạ, nên ăn nhiều rau củ quả để cung cấp chất xơ cho cơ thể.
2. Các món ăn rất thích hợp cho bệnh nhân viêm đại tràng
  • Đậu ván, đại táo : Đậu ván 25g, đại táo 20g, bạch thược và trần bì mỗi thứ 5g. Sắc lấy hai nước hòa chung, chia uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối. Ngày uống 1 lượng như thế để trị viêm đại tràng mãn do tỳ vị hư hàn.
  • Trái vải, hoài sơn : Vải khô chỉ lấy cơm 50g, hoài sơn 40g, hạt sen 30g, gạo tẻ 60g. Ba vị đầu giã nát, nấu cháo chung với gạo tẻ, mỗi tối ăn 1 lần, liên tục 15 – 20 ngày. Trị viêm đại tràng mãn do tỳ thận hư hàn.
  • Củ sen : Củ sen già còn tươi 150g, gạo tẻ 100g, đường cát trắng 30g. Làm sạch củ sen, bỏ đốt và vỏ, cắt miếng nhỏ, nấu cháo với gạo tẻ, khi cháo chín thêm đường cát, ngày ăn 1 thang. Trị viêm đại tràng mãn do tỳ thận hư hàn.
  • Cật heo, cốt toái bổ : Cật heo 2 cái, cốt toái bổ 10g, gia vị vừa đủ. Làm sạch cật heo, cắt miếng, cốt toái bổ dùng vải thưa bọc lại, cho chung vào nồi, thêm nước hầm trong 1 giờ, nêm muối và gia vị vừa miệng. Ngày ăn 1 thang, chia ăn 2 – 3 lần, ăn liên tục 5 – 7 ngày.
  • Bổ cốt chỉ, ngũ vị tử : Bổ cốt chỉ 12g, ngũ vị tử 10g, ngô thù du 6g, nhục đậu khấu 10g, gừng tươi 6g, đại táo 5 quả. Tất cả đem nấu lấy nước dùng trong ngày.
  • Bạch thược, phòng phong : Bạch thược, phòng phong, cam thảo, bạch truật mỗi thứ 10g đem nấu lấy nước để dùng trong ngày.
Nguồn: Tonghop

__________

10 lời khuyên về cách chọn thức ăn cho người bị bệnh viêm đại tràng mạn tính(IBD)


Viêm loét đại tràng(IBD) là một bệnh viêm ruột gây ra bởi đường tiêu hóa khi bị kích thích và viêm. Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp cho người bệnh giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh. Dưới đây là 10 lời khuyên về cách chọn thức ăn cho người bị bệnh viêm đại tràng mạn tính(IBD).
274 10 lời khuyên về cách chọn thức ăn cho người bị bệnh viêm đại tràng mạn tính(IBD)
Lời khuyên số 1 . Uống nhiều chất lỏng (1,5- 2 lít/ ngày) để đủ lượng nước cho cơ thể hoạt động và ngăn ngừa táo bón,đồng thời tránh khả năng mất nước do đi lỏng.
Lời khuyên số 2 . Bổ sung đa sinh tố khoáng chất hàng ngày để thay thế các chất dinh dưỡng bị mất,đồng thời đảm bảo chắc chắn rằng chế độ ăn của bạn luôn bổ sung đủ Canxi và Vitamin D để chống loãng xương vì IBD làm hạn chế sự hấp thu các chất này.
Lời khuyên số 3. Ăn nhiều chất xơ: các loại rau xanh:rau cải,cần tây,rau ngót,rau muống..đậu,lạc,cà rốt. Các loại   trái cây: táo,cam,chuối,nho,đậu.
images658152 t o    10 lời khuyên về cách chọn thức ăn cho người bị bệnh viêm đại tràng mạn tính(IBD)
Tuy nhiên, trong giai đoạn cấp tính , cần hạn chế các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và tuân theo một chế độ ăn uống chất xơ thấp cho ruột nghỉ ngơi và giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu vì chất xơ kích thích đại tràng của bạn.
Lời khuyên số 4. Tìm cách thay thế sữa: tránh các loại thực phẩm có chứa lactose như sữa nếu bạn không dung nạp lactose,sữa sẽ làm tồi tệ hơn tình trạng IBD,một số loại thức ăn có hàm lượng lactose thấp như: phomat cứng,sữa chua,hoặc đậu nành khi bạn không muốn uống sữa hoàn toàn .
Lời khuyên số 5 . Hạn chế mỡ : Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.
Lời khuyên số 6 . Hạn chế cà phê,các sản phẩm có chứa cafein, rượu và sorbitol (một loại chất làm ngọt) là đây có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính
Lời khuyên số 7 . Hạn chế những thực phẩm như rau bắp cải (bông cải xanh, cải bắp, súp lơ và cải bruxen), đậu khô và đậu lăng, hành tây và hẹ,đồ uống có ga là những thức ăn sinh hơi gây nên tình trạng chướng hơi và khó tiêu hóa.Tuy nhiên ta có thể cải thiện tình hình này với việc nấu chín các thức ăn có thể chế biến được.
Lời khuyên số 8 . Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ làm giảm áp lực làm việc của hệ thống tiêu hóa vốn đã làm việc với công suất kém của bạn.Một số nghiên cứu cho thấy việc chuyển từ ăn 2-3 bữa sang ăn 5-6 bữa sẽ làm giảm các triệu chứng do IBD gây nên. Ăn một chế độ ăn protein cao với thịt nạc, cá và trứng, có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính- IBD(inflammatory bowel disease).
Lời khuyên số 9 . Chống mệt mỏi do thiếu máu trong Viêm đại tràng mãn do ruột không hấp thu được chất dinh dưỡng và thiếu sắt.Do vậy ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều sắt và folat như: nho, cải xoăn, ngũ cốc,vừng, lạc, rau bina, lòng đỏ trứng..
Lời khuyên số 10 . Việc sử dụng thêm các chế phẩm sinh học giúp bổ sung các vi sinh vật ruột(probiotic) sẽ giúp điều hòa việc tiêu hóa thức ăn.Các dạng chế phẩm này đã được phát triển nhiều,ngoài ra sữa chua và các thức ăn lên men như dưa muối,cà muối cũng chứa các vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa.Các thức ăn hay chế phẩm này sẽ bổ sung các vi khuẩn có ích bị mất đi khi ta dùng kháng sinh và tiêu chảy trong các đợt cấp của IBD.
Và cuối cùng,trên tất cả các lời khuyên chỉ mang tính chất định hướng trên nghiên cứu của đa số những trường hợp IBD nhưng không phải ai cũng phù hợp,do vậy mà mỗi người cần được khám và tư vấn về dinh dưỡng riêng bởi bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn khoa học và phù hợp, kết hợp với tập   luyện thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).
Thủy – Daitrang.vn


Bài viết liên quan:


__________

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng Reviewed by Nguyễn Đế Vương on 01:02 Rating: 5

Không có nhận xét nào: